Điều trị răng sâu vào tủy như thế nào? - Venus Dental Clinic

09/02/2022 16:49

Điều trị răng sâu vào tủy như thế nào?

1. Răng sâu vào tủy là như thế nào?

Vi khuẩn và các độc tố tấn công vào cấu trúc răng, làm cho mô răng bị tổn thương và gây ra sâu răng. Sâu răng nếu để lâu ngày không điều trị sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, lan sâu vào tới tuỷ răng.

2. Các dấu hiệu nhận biết răng sâu vào tủy

✔️ Ở giai đoạn đầu, vết sâu đã hình thành, khi ăn luôn cảm thấy răng ê buốt, nhất là khi ăn đồ nóng hoặc lạnh, thỉnh thoảng răng bị đau nhức từng cơn với thời gian trung bình từ 10-30 phút.
✔️ Ở giai đoạn tiếp theo, sâu răng đã chạm tủy, vết sâu to càng khiến cặn thức ăn tồn đọng và vi khuẩn cư trú tại đó, gây ra mùi hôi khó chịu, răng ngày càng đau nhức nhiều hơn.
Cơn đau âm ỉ kéo dài, đau tăng hơn về đêm, nhiều lúc cơn đau dữ dội lan rộng khiến người bệnh khó xác định được răng nào bị đau. Đôi khi những cơn đau răng cũng kéo theo đau đầu, dùng thuốc giảm đau cũng không thấy đỡ.
✔️ Ở giai đoạn nặng, răng đau nhức nhiều với cường độ đau nặng, đau buốt kéo dài liên tục, lan ra các vị trí xung quanh và có thể khiến cho răng bên cạnh bị sâu theo.
Tùy theo mức độ sâu răng hiện tại mà nha sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.

Đối với trường hợp chưa có biến chứng

Nha sĩ sẽ tập trung chữa tủy răng bằng cách gây tê mở buồng tủy, bơm rửa và lấy sạch tủy nhiễm khuẩn ở buồng tủy, ống tủy. Sau đó, nha sĩ sẽ trám bít ống tủy, ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Đối với trường hợp vết sâu răng không lớn, phần thân của răng sẽ được hàn trám lại. Đối với trường hợp vết sâu răng lớn, nha sĩ có thể sẽ dùng mão răng chụp lên bảo vệ răng sâu và giúp người bệnh ăn nhai bình thường.
Một số trường hợp đã từng chữa tủy nhưng vẫn có hiện tượng đau răng, viêm nhiễm tái phát, thì khả năng cao do trước đó chưa điều trị tủy triệt để. Nha sĩ sẽ phải kiểm tra lại các vết trám, loại bỏ hết các chất trám bít trước đó và tiến hành các bước điều trị tủy như trên.

Đối với trường hợp bị nhiễm trùng chóp răng

Trong trường hợp này, nha sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu cắt cuống răng để loại bỏ ổ viêm. Trước khi tiến hành rạch lợi, bệnh nhân sẽ được gây tê ở vùng tiểu phẫu. Nha sĩ sẽ rạch lợi, bỏ xương để lộ phần chóp răng bị nhiễm trùng và loại bỏ ổ viêm nhiễm ở phần chân răng. Sau đó, ống tủy ở phần chân răng còn lại sẽ được hàn kín lại, lỗ hổng ở phần xương sẽ được lấp đầy bằng xương nhân  tạo và khâu kín niêm mạc bị rạch trước đó.

Đối với trường hợp sâu răng nặng

Thông thường, nha sĩ luôn tìm cách bảo toàn tối ưu cho răng. Nhưng đôi khi răng bị sâu nặng, gây viêm nhiễm, mức độ ăn mòn của răng lớn thì nha sĩ sẽ yêu cầu nhổ bỏ răng sâu, bởi nếu không răng sâu sẽ khiến tủy răng bị nhiễm trùng toàn bộ, lan sang răng bên cạnh và gây ra cảm giác đau nhức khó chịu hơn.
Bằng các dụng cụ thích hợp, nha sĩ sẽ tiến hành gây tê và nhổ răng một cách nhẹ nhàng, không gây đau, đồng thời, ổ nhiễm trùng cũng được loại bỏ nhanh chóng. Nếu nhiễm trùng chân răng nặng, xương hàm bị mất nhiều tổ chức do nang nhiễm trùng chân răng gây ra thì có thể phải nạo nang xương hàm hay cắt đoạn xương hàm, ghép xương.
Ngoài ra, sau khi nhổ răng bạn nên trồng răng giả đề bù vào chỗ răng vừa nhổ càng sớm càng tốt để không bị tiêu xương hàm ở khu vực mất răng và tránh cho hàm răng bị xô lệch.

3. Quá trình điều trị tủy răng

Trước tiên các nha sĩ chẩn đoán tủy răng của bạn hiện trong tình trạng nào. Tùy vào kết quả chụp phim chẩn đoán và tình trạng tủy răng của bạn mà bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị cụ thể:

  • Trường hợp răng bị viêm tủy quá nặng, tình trạng tủy bị hoại tử, không còn khả năng điều trị tủy: bác sĩ sẽ có chỉ định nhổ răng để loại bỏ cơn đau và tránh ảnh hưởng đến các răng khác.
  • Trường hợp răng có tình trạng viêm tủy nhưng có cơ hội cứu chữa: bác sĩ sẽ cố gắng đến mức tối đa để điều trị tủy, bảo tồn răng cho bệnh nhân.Nếu cơn đau ít, ngắn (3-5 phút) thì có thể theo dõi tủy răng, nếu răng bị sâu thì cần làm sạch ngà mủn vì ngà mủn chứa nhiều vi khuẩn, rồi trám lại bằng hydroxit canxi, tránh tuyệt đối kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt. Thời gian theo dõi khoảng sáu tháng, nếu cơn đau được loại bỏ hoàn toàn thì không cần lấy bỏ tủy răng
  • Trường hợp răng chết tủy và đã được lấy tủy (bị loại bỏ hoàn toàn), thì việc bọc răng sứ sẽ giúp giữ răng được lâu dài Nếu trong vòng 6 tháng, cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần tiến hành lấy bỏ tủy. Bệnh nhân được bác sĩ gây tê tại chỗ quanh chân răng và khoan mở tủy, lấy sạch tủy và tạo hình hệ thống ống tủy để các ống tủy có hình thuôn thích hợp cho việc hàn kín ống tủy. Việc lấy bỏ tủy và nong rộng ống tủy đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ tuyệt đối.Sau khi ống tủy đã được làm sạch và tạo hình thuôn thích hợp cho việc trám kín thì bác sĩ nha khoa sẽ đo chiều dài ống tủy bằng máy đo độ dài (máy apex locator), làm khô ống tủy và hàn ống tủy bằng gutta-percha, đây là một loại nhựa cây có tính dẻo tương đối, chảy lỏng khi làm nóng và được bơm vào ống tủy nhằm bảo toàn răng thật, đảm bảo răng không bị loại bỏ. Quá trình hàn ống tủy được kiểm soát bằng X-quang, sau đó bác sĩ tiếp tục bơm thêm gutta-percha, lỗ sâu thân răng sẽ được hàn bằng amalgam hoặc compositeKhi răng bị chết tủy và được lấy tủy thì việc cung cấp chất dinh dưỡng sẽ bị thiếu đi, do đó răng sẽ bị đổi màu, trở nên giòn và dễ vỡ. Ngoài ra khi cấu trúc răng bị mất nhiều, lựa chọn bọc răng lại bằng kim loại hoặc bằng sứ nha khoa sẽ giúp hồi phục răng, tăng độ bền,giúp giữ răng được lâu dài.
Bài viết liên quan
ᴛâɴ ᴛʀᴀɴɢ ɴụ ᴄườɪ – ʀướᴄ ʟộᴄ ᴄả ɴăᴍ 11 Thg 01

ᴛâɴ ᴛʀᴀɴɢ ɴụ ᴄườɪ – ʀướᴄ ʟộᴄ ᴄả ɴăᴍ

Nhân dịp chuẩn bị đón năm Nhâm Dần 2022, Nha khoa Venus SIÊU Sale cuối năm ??? ??% Làm răng đổi vận, may mắn cả năm nhận ngàn quà tặng...

Niềng răng hô mất bao lâu thì răng đều đẹp, có thể tháo niềng? 25 Thg 03

Niềng răng hô mất bao lâu thì răng đều đẹp, có thể tháo niềng?

Niềng răng là cách khắc phục răng hô phổ biến nhất hiện nay. Vậy nhưng có nhiều người vẫn ái ngại trước phương pháp này bởi vì sợ thời gian...

Răng Khôn Là Gì? Triệu Chứng Mọc Răng Khôn Như Thế Nào? 15 Thg 11

Răng Khôn Là Gì? Triệu Chứng Mọc Răng Khôn Như Thế Nào?

1. Răng Khôn Là Gì? Rất nhiều người có chung thắc mắc: răng khôn là răng số mấy, răng khôn là răng nào trên hàm răng? Đây thực chất là...

Nha khoa trẻ em 07 Thg 11

Nha khoa trẻ em

Con bạn đang gặp các vấn đề về răng? 100% bác sỹ đích tay làm thủ thuật Bác sỹ ân cần, chu đáo, nhẹ nhàng, biết dỗ trẻ con. Theo...

Đăng ký nhận tư vấn




    Trường hợp có dấu (*) là bắt buộc

    0903 231 686