BỊ MẤT RĂNG THÌ CÓ NIỀNG ĐƯỢC KHÔNG? - Venus Dental Clinic

23/11/2021 15:27

BỊ MẤT RĂNG THÌ CÓ NIỀNG ĐƯỢC KHÔNG?

Mất răng có niềng được không? Mất răng cửa , mất răng hàm…do những tai nạn khách quan và không thể trám hay phục hồ, các khoảng trống trên răng làm bạn mất tự tin, ăn nhai khó khăn. Niềng răng phần nào giúp đóng vùng khoảng răng bị mất để hàm răng vừa đều, vừa đẹp?

Hiện nay tình trạng mất răng hay gãy răng ở người trưởng thành ngày càng phổ biến, nguyên nhân do đâu và hậu quả của nó có nghiêm trọng hay không là điều đáng lo ngại, vậy vấn đề của việc “mất răng có niềng được không” vẫn là câu hỏi khiến nhiều người phải băn khoăn khi gặp tình trạng trên.

Mất răng có niềng được không?

– Trường hợp mất răng vẫn có thể niềng răng, đó là dùng mắc cài để kéo răng đều lại với nhau, tuy nhiên trong trường hợp không kéo lại được thì răng bị mất cần được trồng răng implant hoặc làm cầu răng sứ kết hợp khi niềng răng, do đó bạn nên lưu tâm sớm đến vấn đề này khi phát hiện bị mất răng.

– Để niềng răng, bạn có thể áp dụng một trong hai phương pháp:

  • Niềng răng mắc cài
  • Niềng răng không mắc cài.

– Các mắc cài hoặc khay niềng được gắn trên răng sẽ tạo ra lực để kéo các răng về gần nhau.

-Trường hợp mất răng là trường hợp đặc biệt, khí cụ định hình hàm sẽ được các Bác sĩ gắn vào các răng kế cận răng mất, để trong quá trình niềng không bị xô lệch về phía khoảng trống chỗ mất răng. Điều này nhằm mục đích đóng vùng trống chỗ răng bị mất, giúp các răng khác xê dịch thuận lợi hơn.

– Trong một vài trường hợp, khoảng trống của răng quá lớn, mà răng cũng bị hô, móm hay lệch lạc thì mục đích của việc gắn mắc cài là để duy trì khoảng trống đầy đủ để phục hồi răng. Sau khi hàm răng đã được niềng chỉnh ổn định, bạn có thể tiến hành trồng lại chiếc răng bị mất.

Tuy nhiên, để răng được phục hồi cấu trúc, hoàn thiện như ban đầu, bạn nên áp dụng các phương pháp phục hình răng sau khi niềng. Có thể áp dụng phương pháp làm cầu răng và cấy ghép răng implant.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà biện pháp đưa ra có thể khác nhau. Đừng quá lo lắng về việc mất răng có niềng được không mà hãy nghĩ đến việc tìm một nha khoa Chuyên sâu uy tín để thăm khám và bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn giải pháp tối ưu nhất.

Những nguyên nhân gây mất răng:

Nguyên nhân chính của việc gây nên tình trạng mất răng là do răng không được chăm sóc đúng cách dẫn đến bị sâu răng, viêm nướu, viêm tủy, viêm nha chu. Mà nguyên nhân sâu xa hơn có thể là do cách vệ sinh răng miệng không đúng cách, chải răng qua loa, những thói quen xấu như ăn nhai các loại thực phẩm quá day, cứng thường xuyên, nhiều đường, hoặc axit…

Tuy nhiên vẫn có những nguyên nhân khách quan như: Chứng mất răng bẩm sinh, mất răng do tai nạn (té xe hoặc chấn thương khi chơi thể thao…) hoặc do tuổi tác, bệnh lý răng miệng hoặc cả hai. Trường hợp thường gặp nhiều là do bệnh nha chu gây rụng răng, chấn thương hoặc bị gãy răng cửa nên phải làm lại răng cửa, răng mọc lệch lạc phải nhổ hoặc do các yếu tố di truyền bẩm sinh làm răng không mọc tại một vị trí nào đó không đúng trên cung hàm cần phải nhổ đi.

Nhiều khách hàng nghĩ rằng để cải thiện những hậu quả của việc mất răng như đã kể trên thì chỉ cần làm cầu răng sứ thì chỉ phục hình được chức năng cho răng, chứ không phục hình được gương mặt vì nó không thể ngăn được quá trình tiêu xương hàm. Chỉ có thể cấy ghép implant mới có thể giúp giải quyết tình trạng này.

Dù vậy, việc làm cầu răng sứ hay trồng implant có thể xóa bỏ khoảng trống mất răng hiệu quả thấy rõ tuy nhiên nếu tình trạng răng miệng của bạn ngoài mất răng còn gặp phải những vấn đề như hô, móm, thưa hay lệch lạc do các răng khác thì việc trồng răng không làm thay đổi thẩm mỹ khuôn miệng.

Trong trường hợp này bác sĩ thường khuyên bạn kết hợp trồng 1 – 2 cái răng để khắc phục tình trạng mất răng sau đó tiến hành chỉnh nha để cải thiện thẩm mỹ răng miệng cũng như khớp cắn.

Bài viết liên quan
Điều trị răng sâu vào tủy như thế nào? 09 Thg 02

Điều trị răng sâu vào tủy như thế nào?

1. Răng sâu vào tủy là như thế nào? Vi khuẩn và các độc tố tấn công vào cấu trúc răng, làm cho mô răng bị tổn thương và gây...

Răng Khôn Là Gì? Triệu Chứng Mọc Răng Khôn Như Thế Nào? 15 Thg 11

Răng Khôn Là Gì? Triệu Chứng Mọc Răng Khôn Như Thế Nào?

1. Răng Khôn Là Gì? Rất nhiều người có chung thắc mắc: răng khôn là răng số mấy, răng khôn là răng nào trên hàm răng? Đây thực chất là...

ᴛâɴ ᴛʀᴀɴɢ ɴụ ᴄườɪ – ʀướᴄ ʟộᴄ ᴄả ɴăᴍ 11 Thg 01

ᴛâɴ ᴛʀᴀɴɢ ɴụ ᴄườɪ – ʀướᴄ ʟộᴄ ᴄả ɴăᴍ

Nhân dịp chuẩn bị đón năm Nhâm Dần 2022, Nha khoa Venus SIÊU Sale cuối năm ??? ??% Làm răng đổi vận, may mắn cả năm nhận ngàn quà tặng...

Nha khoa trẻ em 07 Thg 11

Nha khoa trẻ em

Con bạn đang gặp các vấn đề về răng? 100% bác sỹ đích tay làm thủ thuật Bác sỹ ân cần, chu đáo, nhẹ nhàng, biết dỗ trẻ con. Theo...

Đăng ký nhận tư vấn




    Trường hợp có dấu (*) là bắt buộc

    0903 231 686